Home / Event / Lectio Divina: Chúa Nhật XX Thường Niên (B)

Lectio Divina: Chúa Nhật XX Thường Niên (B)

Date: Chủ Nhật 19 Tháng Tám, 2018
Time: 12:00 sáng - 12:00 sáng
Lectio Divina Năm B

Đức Giêsu, Bánh Hằng Sống

Ga 6:51-58

 

Chúng ta hãy cầu xin sự hiện diện của Thiên Chúa

 

Lạy Thiên Chúa toàn năng,

Chúa đã biến đời sống mỏng manh của chúng con thành đá tảng đền thờ Chúa ngự.

Xin hãy hướng dẫn tâm trí chúng con biết đập vỡ những phiến đá trong sa mạc,

để cho nước có thể chảy ra hầu làm dịu cơn khát của chúng con.

Nguyện xin cho sự nghèo nàn về cảm xúc của chúng con che phủ chúng con như tấm áo choàng trong bóng tối của đêm đen.

Và xin Chúa hãy mở lòng trí chúng con để chúng con có thể nghe được tiếng vang vọng của sự im lặng cho đến lúc bình minh,

Xin hãy ấp ủ chúng con trong ánh sáng của buổi rạng đông,

Xin hãy mang đến cho chúng con,

Với than hồng từ lửa của những người chăn chiên thần thánh

Là những người canh thức cho chúng con được gần với Thầy Chí Thánh, hương vị của kỷ niệm thánh.

 

  1. Bài Đọc

 

  1. a) Tin Mừng:

51 Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân Do-thái rằng:  “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống”.  52 Vậy người Do-thái tranh luận với nhau rằng: “Làm sao ông này có thể lấy thịt mình cho chúng ta ăn được?”  53 Bấy giờ Chúa Giêsu nói với họ: “Thật, Ta bảo thật các ngươi: Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi. 54 Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết. 55 Vì thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống. 56 Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy. 57 Cũng như Cha, là Đấng hằng sống đã sai Ta, nên Ta sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta, chính người ấy cũng sẽ sống nhờ Ta. 58 Đây là bánh bởi trời xuống. Không phải như cha ông các ngươi đã ăn manna và đã chết, ai ăn bánh này thì sẽ sống đời đời”.

  1. b) Giây phút thinh lặng cầu nguyện:

 

Hãy để cho Lời Chúa vang vọng ở trong lòng chúng ta.

 

  1. Suy Gẫm

 

  1. a) Một vài câu hỏi gợi ý:

 

–  Ta là bánh hằng sống…  Đức Giêsu, mình và máu, bánh và rượu.  Những lời này làm nên một sự thay đổi trên bàn thờ, như thánh Augustinô đã nói:  “Nếu bạn cất đi những lời ấy, bạn chỉ còn lại bánh và rượu; thêm vào các lời ấy vào và nó trở nên một cái gì khác.  Cái gì khác này là mình và màu Đức Kitô.  Bỏ những chữ này đi, bạn chỉ còn lại bánh và rượu; thêm những chữ này vào và chúng trở thành nhiệm tích”.  Lời của Chúa đối với tôi quan trọng như thế nào?  Nếu lời được tuyên bố trên xác thịt tôi thì nó có thể nào khiến tôi trở thành bánh cho thế gian không?

 

  1. b) Chúng ta hãy bước vào bài Tin Mừng:

 

Câu 51:  “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống”.  Tin Mừng theo Gioan không kể lại việc thành lập Bí Tích Thánh Thể, mà là ý nghĩa của nó được giả định trong đời sống của cộng đoàn Kitô hữu.  Biểu tượng việc rửa chân và giới răn mới (Ga 13:1-35) hướng về việc bẻ bánh và rượu được rót.  Nội dung về thần học thì tương tự như trong các sách Tin Mừng Nhất Lãm.  Tuy nhiên, nghi lễ truyền thống của Gioan có thể được tìm thấy trong “bài giảng về nhiệm tích Thánh Thể” theo sau phép lạ bánh hóa nhiều (Ga 6:26-65).  Văn bản này làm nổi bật ý nghĩa sâu xa về sự hiện diện của Chúa Kitô cho thế gian, một ân sủng về nguồn gốc sự sống và dẫn đến sự hiệp thông sâu sắc trong giới răn mới cho những người gia nhập.  Việc nhắc đến phép lạ xưa kia về bánh manna giải thích biểu tượng lễ vượt qua nơi mà ý tưởng về cái chết được đề cập đến và bị khắc phục bởi sự sống:  “Cha ông các ngươi đã ăn manna trong sa mạc và đã chết.  Đây là bánh bởi trời xuống, để ai ăn bánh này thì khỏi chết (Ga 6:49-50).  Bánh bởi trời (xem Es 16; Ga 6:31-32) theo nghĩa bóng hoặc trong thực tế không mang ý nghĩa nhiều cho cá nhân như cho cộng đoàn các tín hữu, ngay cả khi mọi người được kêu gọi tham dự để cùng chia sẻ của ăn được ban cho tất cả mọi người.  Bất cứ ai ăn bánh hằng sống sẽ không bị chết:  Thức ăn của sự mặc khải là nơi mà sự sống không bao giờ kết thúc.  Từ việc bánh, Gioan tiếp tục dùng một biểu hiện khác để chỉ về mình:  Sàrx.  Trong Kinh Thánh, chữ này bao hàm ý nghĩa một phàm nhân trong thực tại mong manh và yếu đuối của mình trước Thiên Chúa, và trong Tin Mừng Gioan, nó bao hàm ý nghĩa con người thực của Ngôi Lời Thiên Chúa đã trở nên người phàm (Ga 1:14a):  bánh được xác định với chính thịt của Chúa Giêsu.  Ở đây không phải là một vấn đề về bánh ẩn dụ, đó là về sự mặc khải của Đức Kitô trong thế gian, mà là về bánh Thánh Thể.  Trong sự mặc khải, đó là bánh ban sự sống được xác định với con người của Đức Giêsu (Ga 6:35), là món quà ân sủng của Chúa Cha (động từ ban cho được dùng ở thì hiện tai, câu 32), bánh Thánh Thể, đó chính là thân thể của Chúa Giêsu sẽ được ban phát bởi Người qua cái chết trên thập giá được miêu tả trước trong việc truyền phép bánh và rượu tại bữa tiệc ly:  “và bánh Ta sẽ ban tặng chính là thịt Ta đây, để cho thế gian được sống” (Ga 6:51).

 

Câu 52: Vậy người Do-thái tranh luận với nhau rằng: “Làm sao ông này có thể lấy thịt mình cho chúng ta ăn được?”  Ở đây bắt đầu câu chuyện của lối suy nghĩ dừng lại ở ngưỡng cửa của vật thể và sự có thể thấy được và không dám lấn qua bức màn của sự mầu nhiệm.  Đây là một sự chướng tai gai mắt cho những kẻ tin mà không tin…  của những kẻ giả vờ biết mà không biết.  Thịt để ăn: việc cử hành lễ Vượt Qua, nghi thức lưu niên sẽ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, một bữa tiệc vì Thiên Chúa và một lễ tưởng niệm (xem Es 12:14), mang ý nghĩa là Chúa Kitô.  Lời mời của Đức Giêsu để làm những gì Người đã làm để “tưởng nhớ” về Người, song song với những lời của ông Môisen khi ông đặt luật quy định cho lễ hồi tưởng ngày vượt qua: “Các ngươi phải lấy ngày này làm ngày tưởng niệm, ngày đại lễ mừng Đức Chúa.  Qua mọi thế hệ, các ngươi phải mừng ngày lễ này” (Xh 12:14), Bây giờ, chúng ta biết rằng đối với người Do Thái việc cử hành ngày Lễ Vượt Qua không chỉ là một sự tưởng nhớ về một sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, mà nó cũng là một nghi thức, theo ý nghĩa là Thiên Chúa đã sẵn sàng để ban phát lần nữa ơn cứu độ cần thiết cho dân của Người trong những hoàn cảnh mới và khác nhau. Do đó, quá khứ đã xâm nhập vào hiện tại, dấy men bằng quyền năng cứu rỗi của nó.  Trong cùng một cách hy lễ Thánh Thể “sẽ có thể” ban cho hằng thế kỷ đời sau “thịt để ăn”.

 

Câu 53:  Bấy giờ Chúa Giêsu nói với họ: “Thật, Ta bảo thật các ngươi: Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi.  Phúc Âm Gioan, cũng như các sách Tin Mừng Nhất Lãm, dùng các sự diễn đạt khác nhau khi nói về việc Chúa Giêsu hiến mình trong cái chết, không muốn truyền đạt riêng rẽ từng phần như thế, mà là toàn cả con người đã cho tặng: Sự hữu hình được sinh động hóa của Chúa Kitô Phục Sinh, hoàn toàn tràn ngập bởi Chúa Thánh Thần trong biến cố mầu nhiệm của Lễ Vượt Qua, sẽ trở thành nguồn gốc sự sống cho tất cả các tín hữu, đặc biệt là qua Bí Tích Thánh Thể, liên kết chặt chẽ mỗi người với Đức Kitô vinh hiển ngự bên hữu Đức Chúa Cha, và làm cho mỗi người dự phần vào đời sống thiêng liêng của chính mình.  Gioan không đề cập đến bánh và rượu, nhưng lại trực tiếp nói đến những gì được biểu thị:  thịt để ăn bởi vì Đức Kitô hiện diện để nuôi dưỡng và máu để uống – một hành động báng bổ đối với người Do Thái – bởi vì Đức Kitô là chiên hiến tế. Nhân vật phụng vụ hiến tế hiển nhiên ở đây:  Chúa Giêsu khẳng định trên thực tế về thịt và máu đề cập đến cái chết của Người, bởi vì trong hành động hiến tế vật hy sinh thì thịt bị tách rời khỏi máu.

     

Câu 54:  Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết.  Lễ Vượt Qua được cử hành bởi Chúa Giêsu, người Do Thái, và bởi các Kitô hữu tiên khởi tạo nên một linh hồn mới:  về sự phục sinh của Đức Kitô, cuộc ra đi cuối cùng của sự tự do đầy đủ và hoàn hảo (Ga 19:31-37), trong Bí Tích Thánh Thể có sự tưởng niệm mới, biểu tượng Bánh của sự sống đã duy trì suốt cuộc hành trình trong sa mạc, hy tế và sự hiện diện duy trì dân của Thiên Chúa, Giáo Hội, đã vượt qua vùng nước tái sinh, sẽ không mệt mỏi về việc làm lễ tưởng nhớ, như Người đã nói, (Lc 22:19; 1Cr 11:24) cho đến ngày Lễ Vượt Qua đời đời.  Được thu hút và thấm nhập bởi sự hiện diện của Ngôi Lời làm người, các Kitô hữu sẽ sống ngày Lễ Vượt Qua của họ trong suốt dòng lịch sử, chuyến vượt qua từ sự nô lệ cho tội lỗi đến sự tự do làm con cái Thiên Chúa.  Trong việc noi gương Đức Kitô, họ sẽ có thể loan truyền các kỳ công tuyệt vời đáng ngưỡng mộ của Người, việc ban phát phép Thánh Thể hữu hình của Người:  của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa trong cách thức thờ phượng xứng hợp (Rm 12:1) giúp ích cho dân chúng vì vinh quang của Người, là dân riêng của Thiên Chúa, là hàng tư tế vương giả (xem 1 Pr 2:9).

 

Các câu 55-56:  Vì thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống.  Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy.  Lời hứa này về sự sống của Đức Kitô ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của các tín hữu:  “Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy” (Ga 6:56).  Sự hiệp thông của sự sống mà Chúa Giêsu có với Chúa Cha thì được ban cho tất cả những ai ăn thịt hy tế của Đức Kitô.  Điều này không phải để được hiểu như là sự nhượng bộ kỳ diệu về của ăn bí tích tự động ban sự sống đời đời cho những ai ăn thịt ấy.  Ân sủng của mình và máu này cần sự giải thích để làm cho nó dễ hiểu và cung cấp sự hiểu biết cần thiết về việc làm của Thiên Chúa, nó cần đức tin về phần của những kẻ đã dự phần vào bàn tiệc Thánh Thể, và nó cần tác động của Thiên Chúa trước, đó là Chúa Thánh Linh, không có Người thì không có sự lắng nghe hoặc đức tin.

 

Câu 57:  Cũng như Cha, là Đấng hằng sống đã sai Ta, nên Ta sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta, chính người ấy cũng sẽ sống nhờ Ta.  Sự nhấn mạnh không được đặt ở sự tôn kính như tột đỉnh và là nền tảng của tình yêu, mà vào sự hiệp nhất của thể cách Đức Kitô hằng sống và hoạt động trong cộng đoàn.  Không có nghi thức phụng vụ mà không có sự sống.  “Một Bí Tích Thánh Thể không có tình huynh đệ thì bằng như tự lên án, bởi vì thân thể Đức Kitô, là cộng đoàn, bị xem thường”.  Thật vậy, trong phần phụng vụ Thánh Thể, lịch sử ơn cứu độ của quá khứ, hiện tại và tương lai tìm thấy một biểu tượng hữu hiệu cho cộng đoàn Kitô hữu, biểu lộ nhưng không bao giờ thay thế cho những kinh nghiệm đức tin mà luôn phải hiện diện trong lich sử.  Qua Bữa Tiệc Ly và Thập Giá không thể tách rời, dân Thiên Chúa đã bước vào những lời hứa xưa, miền đất thực sự vượt biển, vượt sông, vượt sa mạc, miền đất của sữa và mật ong, của khả năng tự do vâng phục.  Tất cả các dự tính xưa được tìm thấy trong giờ này (xem Ga 17:1) sự viên mãn của chúng; từ lời hứa với tổ phụ Abraham (St 17:1-8) đến bữa Lễ Vượt Qua của thời kỳ Lưu Đày (Xh 12:1-51).  Đây là thời điểm quyết định tập họp lại toàn bộ lịch sử của dân riêng (xem GL 4) và Bí Tích Thánh Thể đầu tiên cao quý nhất được cử hành về giao ước mới thì được ban bởi Chúa Cha: sự hoàn thành có kết quả của tất cả các kỳ vọng trên bàn tế lễ thập giá.

 

Câu 58:  Đây là bánh bởi trời xuống. Không phải như cha ông các ngươi đã ăn manna và đã chết, ai ăn bánh này thì sẽ sống đời đời”.  Khi Đức Giêsu công bố những lời:  “Đây là mình Ta” và “Đây là máu Ta”, Người thiết lập một mối quan hệ đích thực và khách quan giữa những nguyên tố vật chất và mầu nhiệm về cái chết của Người, điều mà tìm thấy sự vinh quang của nó trong sự sống lại.  Đây là những lời sáng tạo về một tình thế mới với các nguyên tố phổ biến trong kinh nghiệm của con người, những lời sẽ và luôn luôn nhận thực được sự hiện diện mầu nhiệm của Đức Kitô hằng sống.  Các nguyên tố được lựa chọn có mục đích phải là biểu tượng và khí cụ cùng một lúc.  Nguyên tố bánh, bởi vì sự tương quan của nó với sự sống tự nó có một ý nghĩa cánh chung (xem Lc 14:15), dễ dàng được xem như là một thức ăn không thể thiếu và phương tiện chung của sự chia sẻ.  Nguyên tố rượu, bởi vì sự tượng trưng tự nhiên của nó, bao hàm sự viên mãn của sự sống và sự phấn khởi của lòng người (xem Tv 103:15).  Trong quan điểm hiện sinh Semite, sự hữu hiệu của hệ thống các phép lạ bị xem là chuyện đương nhiên.  Nó tạo ra những nét đặc thù để có thể thấu hiểu những nhiệm tích bằng đức tin khi mà các giác quan không thể nhận ra được.  Bằng cách đề cập đến sa mạc và bánh manna, điều này khác với lễ “Vượt Qua”, vật chất và phép lạ hợp cùng với nhau, nhưng nhục dục, đến từ xác thịt, biến đổi phép lạ trở thành vật thể, trong khi lòng ước muốn, đến từ tinh thần, biến đổi vật thể trở thành phép lạ” (P. Beauchamp, L’uno e l’altro testament, ấn bản Paideia, Brescia, trang 54).  Thực ra, bánh manna bởi trời đến từ Thiên Chúa trong dạng thức vô hình và vì thế thiếu đặc tính.  Việc thiếu bằng chứng này được thấy cách rõ ràng trong từ nguyên của chữ “manna”:  “Cái gì đây?” (Xh 16:15).  Điều này nói cái gì đây, một tên hầu như không có ý nghĩa gì, một phép lạ và không phải là một vật thể, một phép lạ được ký kết.  Nó được chứng minh tại thời điểm nó biến mất, bởi vì người ta cố gắng khắc phục những gì biến mất, dự trữ bánh manna để không phải lo thiếu thức ăn.  Đây là giá phải trả cho những gì biến mất theo các giác quan.  Sự xen kẽ là thời gian ở sa mạc.  Manna là bánh mà tuân theo lề luật của Đấng ban nó.  Lề luật, mà bánh manna biểu thị, là tất cả mong đợi từ Người:  Điều đòi hỏi là lòng tin.  Bởi vì không có thực thể, bánh manna tạo ra lòng ước muốn cho sự hỗ trợ vững chắc hơn; nhưng ở nơi được gọi là “ngôi mộ tham lam”, thiếu thốn phép lạ, mang đến sự chết chóc (Ds 11:34).  Trong sa mạc điều thôi thúc người ta tiếp tục với lòng tự tin là điều trông thấy bánh manna như là một phép lạ hay như một vật tự nó mà có và vì thế đã hoặc là tin hoặc là chết.

 

  1. c) Chúng ta hãy suy niệm:

 

Chúa Giêsu hoàn thành lễ Vượt Qua thực sự của lịch sử nhân loại:  “Trước lễ Vượt Qua, Đức Giêsu biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha.  Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng.  Nên trong bữa ăn…” (Ga 13:1).  Vượt qua:  lễ Vượt Qua mới chính là sự vượt qua khỏi thế gian này của Đức Kitô về cùng Chúa Cha qua máu hiến tế hy sinh của Người.  Bí tích Thánh Thể là sự tưởng niệm, bánh của sa mạc và sự hiện diện cứu rỗi, giao ước của lòng trung tín và sự hiệp thông được viết trong con người của Ngôi Lời.  Lịch sử cứu độ cho dân tộc Israel được tạo bởi những biến cố, tên và địa điểm, đưa đến một sự phản ảnh đức tin qua kinh nghiệm của cuộc sống làm cho danh Đức Gia-Vê không chỉ là một tên trong số rất nhiều tên mà là Danh duy nhất.  Tất cả mọi việc bắt đầu từ một cuộc gặp gỡ, một sự kiện đối thoại giữa Thiên Chúa và nhân loại chuyển thành một giao ước liên đới, cũ và mới.  Biển cả của sự vội vàng là biên giới cuối cùng của chế độ nô lệ và đàng sau đó là giải đất của sự tự do.  Trong ngôi mộ ngập nước này thi thể cũ của dân tộc Israel được đặt yên nghỉ và một dân tộc Israel tự do và mới mẻ sống dậy.  Đây là nơi mà danh phận dân Israel được khai sinh.  Mỗi lần đoạn Tin Mừng này đi qua biển tái sinh thì được gợi lại hơn chỉ là một biến cố lịch sử được ghi nhớ, biến cố mang tính cách cánh chung sẽ phát sinh, có khả năng làm sự viên mãn Thiên Chúa trở thành hiện tại, nhiệm tích về sự trung tín của Thiên Chúa khởi xướng ngày nay cho các thế hệ mới, trong niềm kỳ vọng về sự giải thoát cuối cùng mà Chúa sẽ ban cho.  Đó là sự kinh ngạc của một người trong đêm trước lễ Vượt Qua tìm thấy căn tính sâu sắc cá biệt của họ và như một người, trong đêm trước khi Con Một Thiên Chúa hằng sống hiến cả thân mình trong hình thức bánh và rượu.

 

  1. Cầu Nguyện

 

Thánh Vịnh 116

 

Biết lấy chi đền đáp CHÚA bây giờ
vì mọi ơn lành Người đã ban cho?
Tôi xin nâng chén mừng ơn cứu độ
và kêu cầu thánh danh ĐỨC CHÚA.

Lời khấn nguyền với CHÚA, tôi xin giữ trọn,
trước toàn thể dân Người.
Đối với CHÚA thật là đắt giá
cái chết của những ai trung hiếu với Người.

Vâng lạy CHÚA, thân này là tôi tớ,
tôi tớ Ngài, con của nữ tỳ Ngài,
xiềng xích trói buộc con, Ngài đã tháo cởi.
Con sẽ dâng lễ tế tạ ơn, và kêu cầu thánh danh ĐỨC CHÚA.

Lời khấn nguyền với CHÚA, tôi xin giữ trọn,
trước toàn thể dân Người,
tại khuôn viên đền CHÚA, giữa lòng ngươi, hỡi Giêrusalem!

4. Chiêm Niệm

 

Lạy Chúa, khi chúng con nghĩ đến Chúa, chúng con không gợi nhớ lại những biến cố đã xảy ra và đã được hoàn thành từ lâu lắm rồi, nhưng chúng con đến gặp gỡ Chúa trong sự hiện diện thực sự và sống động của Chúa, chúng con thấy sự chuyển động liên tục của Chúa giữa chúng con.  Chúa can thiệp vào trong đời sống chúng con để khôi phục lại chúng con cho giống hình ảnh Chúa, để chúng con không thể bị biến dạng bởi những hòn đá của lề luật, mà chúng con có thể tìm thấy sự thể hiện đầy đủ nhất trong thánh nhan của Chúa là Chúa Cha, được mặc khải trong luôn mặt của người phàm, Đức Giêsu, lời hứa về lòng trung tín và tình yêu cho đến chết.  Không cần thiết phải bước ra khỏi sự hiện hữu thông thường để được gặp Chúa bởi vì sự chăm sóc mà Chúa lo cho các tạo vật của Người mở ra về những việc của loài người chúng con như một cuốn sách trong phạm trù của kinh nghiệm.  Lạy Chúa, Đấng tác tạo nên trời và đất, thật sự ẩn mình trong các trang sử, và mặc dù lúc đầu che khuất và ẩn mặt, Chúa đã cho chúng con được gặp gỡ Chúa trong sự siêu nhiên của Chúa, điều mà không bao giờ thiếu trong các sự việc bình thường.  Khi sự suy gẫm của chúng con về đời sống mang lại cho chúng con sự thừa nhận về sự hiện diện khắp nơi của Chúa, cuộc gặp gỡ này chỉ có thể được tán dương, ca tụng, diễn tả bằng những biểu tượng thiêng liêng, làm sống lại tưng bừng trong niềm hân hoan lớn lao.  Vì thế, chúng con không chỉ đến với Chúa, mà như là dân tộc của sự giao ước.  Điều kỳ diệu của sự hiện diện của Chúa là luôn luôn nhưng không:  trong các thành viên của Giáo Hội, nơi có hai hoặc ba người tụ họp nhau lại trong danh của Đức Giêsu (Mt 18:20), trong những trang của Kinh Thánh, trong những buổi rao giảng Tin Mừng, trong những người nghèo khó và đau khổ (Mt 25:40), trong các hoạt động bí tích của các linh mục. Nhưng chính trong hy lễ thánh thể sự hiện diện của Chúa mới trở nên thực sự; trong Mình và Máu Thánh có đầy đủ bản thể con người và thiên tính của Chúa Phục Sinh, thực sự hiện diện.

Check Also

Suy Niệm Thứ Hai Tuần Thánh B – 2 hình ảnh trái ngược

Date: Time: - Anh chị em thân mến, Hôm nay, trong bầu không khí trang …